-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Giải mã tiềm năng của cổ phiếu của doanh nghiệp hàng đầu ngành tiêu dùng
01/06/2024 Đăng bởi: satomart.vn
Vốn hóa thị trường của Masan Consumer (Mã chứng khoán: MCH) ở mức hơn 128.000 tỷ đồng, nằm trong top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại Việt Nam.
Hiện nay, trong lĩnh vực tiêu dùng, Vinamilk đang dẫn đầu về giá trị vốn hóa với mức 138.000 tỷ, tiếp theo là Masan Consumer, sau đó là Thế giới di động và Sabeco với giá trị vốn hóa lần lượt hơn 87.100 tỷ và hơn 74.700 tỷ…
Khách mời trải nghiệm sản phẩm Masan Consumer. Ảnh: Khánh Vy/BNEWS
Sở hữu các thương hiệu “love brand”
Chia sẻ tại Đại hội Cổ đông 2024, ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc Masan Consumer cho biết công ty này đã xây dựng thành công 5 thương hiệu có doanh thu hàng năm từ 150 - 250 triệu USD gồm Kokomi, Omachi, CHIN-SU, Nam Ngư và Wakeup-247. Đây là 5 thương hiệu đóng góp gần 80% vào tăng trưởng doanh thu của Masan Consumer.
Theo báo cáo của Kantar Worldpanel, CHIN-SU và Nam Ngư nhiều năm liền nằm trong top thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn tại khu vực thành thị và nông thôn.
Cùng với 5 thương hiệu chủ lực này, Masan Consumer cũng sở hữu những “con gà đẻ trứng vàng” khác - đó là những thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích (love brand) và lựa chọn trên nhiều không gian sống khác nhau: căn bếp (CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi, Kokomi), tủ lạnh (Hi-Fresh), phòng khách (Vinacafé, Wake-up), phòng tắm (Chanté, Net, Joins 2 trong 1, La’Petal), Out of Home (Wake-up 247, Bupnon TEA365, Vivant)...Chia sẻ về “love brand”, đại diện Masan Consumer cho biết đây là khái niệm của một nhãn hiệu được người tiêu dùng yêu mến ủng hộ vì các lợi ích cảm xúc, vì tình cảm của họ dành cho nhãn hiệu chứ không chỉ dừng lại ở các lợi ích về sản phẩm. Các giá trị này được thương hiệu xây dựng một cách bền vững, liên tục trong suốt nhiều năm, tạo thành một sự liên kết, “chạm” đến trái tim của người tiêu dùng mà không phải nhãn hiệu thực phẩm tiện lợi nào ở thị trường Việt Nam cũng có thể có được.
Sản phẩm tương ớt Chin-su kết hợp cùng các món ngon Nhật Bản. Ảnh: Khánh Vy/BNEWS
Đơn cử, Omachi là một “love brand” khi mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm mang giá trị gia tăng, từ các giá trị lý tính, đến các giá trị cảm xúc cho đến đỉnh cao là trải nghiệm. Chia sẻ về sản phẩm lẩu tự sôi Omachi, đại diện nhãn hàng cho biết: “Chúng tôi mang đến cho người tiêu dùng giá trị trải nghiệm, sự yêu chiều bản thân và tưởng thưởng cho bản thân những gì xứng đáng nhất.”
Tận dụng xu thế của thương mại điện tửMặc dù chỉ chính thức tham gia các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam từ tháng 3/2023, Masan Consumer nhanh chóng đạt các kết quả ấn tượng.
Trên phương diện thương mại điện tử truyền thống, hàng loạt Brand Day, Mega Event, Flash Sale trên Lazada; Shopee được Masan Consumer chú trọng thực hiện từ tháng 5/2023, đem lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho người tiêu dùng Việt Nam.
Trong bối cảnh mua sắm giải trí (Shoppertainment) là xu hướng, Masan Consumer đã phối hợp cùng Lazada, TikTok Shop và các KOL/KOC thực hiện hàng loạt phiên bán hàng trực tuyến (livestream), nơi mà người dùng được tiếp cận nhanh nhất đến các sản phẩm mới, chất lượng: Tương ớt CHIN-SU Đại Tiệc 2kg, Bộ sưu tập Nước Mắm Nam Ngư đặc sản, Lẩu tự sôi Omachi, Mì trộn Omachi Thịt xiên nướng, “Mở mì to ăn tết lớn”, “Đại tiệc gia vị”, “Cậu ấm cô chén”,... đã tiếp cận hơn 10 triệu người dùng, đạt kỷ lục 35 triệu lượt tương tác.
Nước mắm Chin-su kết hợp cùng các món ngon. Ảnh: Khánh Vy/BNEWS
Masan Consumer mang đến cho người tiêu dùng các trải nghiệm mua hàng trực tuyến dễ dàng với nhiều ưu đãi, thời gian giao hàng nhanh chóng; chất lượng đóng gói đạt tiêu chuẩn. Đây là những ưu tiên vận hành hàng đầu được công ty này đặt ra cho các khách hàng mua sắm trên kênh thương mại điện tử.
Với các kết quả khả quan, thương mại điện tử giữ vai trò chiến lược quan trọng của Masan Consumer trong năm 2024. Một mặt, thương mại điện tử sẽ đóng góp doanh số chủ lực cho các sản phẩm cao cấp, mặt khác là nơi 100% sản phẩm mới được giới thiệu đến người tiêu dùng trong tuần đầu tiên mở bán.
Cuối cùng, “tài sản thương hiệu” sẽ được Masan Consumer chú trọng xây dựng mạnh mẽ, nhanh chóng, đúng đối tượng tiêu dùng và đúng thời điểm trải nghiệm trên các nền tảng số.
Biên lợi nhuận vượt trội so với các công ty FMCG trong khu vực
Kể từ năm 2017 đến năm 2023, Masan Consumer tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2x tốc độ thị trường chung. Theo một báo cáo mới đây của HSBC, Masan Consumer có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.
Năm 2023, công ty thiết lập mức lợi nhuận kỷ lục mới khi ghi nhận mức lãi sau thuế 7.195 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2022. EPS năm 2023 đạt 9.888 đồng/cp, tăng mạnh so với EPS năm 2022 là 7.612 đồng/cp.
Khả năng sinh lời vượt trội của MCH so với các các doanh nghiệp cùng ngành. Ảnh: Khánh Vy/BNEWS
Năm 2024, lãnh đạo Masan cho biết sẽ tập trung vào phát triển "viên kim cương gia bảo" Masan Consumer Holdings (MCH), thực hiện chiến lược Go Global để trở thành đại sứ ẩm thực đến với 8 tỷ người tiêu dùng thế giới với các nhãn hiệu mạnh. Đưa thương hiệu Việt ra thế giới, theo lãnh đạo Tập đoàn, Masan Consumer hướng đến 10 - 20% doanh thu từ thị trường toàn cầu.
Xét về vốn hóa, con số hiện tại của Masan Consumer đã vượt qua Masan (MSN). Với sở hữu chủ chốt tại MCH, giá cổ phiếu MSN đang phản ánh thực tế rằng giá trị nội tại của doanh nghiệp chưa phản ánh đầy đủ.Cụ thể, ngoài MCH, Masan còn sở hữu các mảng khác như WinCommerce, Masan MEATLife, Masan High-Tech Materials, Phúc Long Heritage, cổ phần tại Techcombank... Masan như một căn nhà mà trong đó chỉ riêng tài sản là viên “kim cương gia bảo” MCH đã vượt giá trị ngôi nhà trong khi chưa tính đến các tài sản khác. MCH cũng chưa dừng lại tại đây, doanh nghiệp này sở hữu nhiều tiềm năng để tiếp tục bứt phá trong tương lai.
Thành Trung/BNEWS/TTXVN
(Nguồn: baomoi.com)
Xem thêm:
- 👶𝐂𝐎𝐌𝐁𝐎 𝐁𝐄́ 𝐊𝐇𝐎̉𝐄 - 𝐁𝐄́ 𝐍𝐆𝐎𝐀𝐍 𝟏𝟗𝐊👶
- 𝐒𝐚𝐯𝐨𝐮𝐫𝐞́ - 𝐇𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐕𝐢̣ 𝐓𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐞̂́ 𝐂𝐮̉𝐚 𝐀̂̉𝐦 𝐓𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐏𝐡𝐚́𝐩 𝐓𝐚̣𝐢 𝐒𝐚𝐭𝐨 𝐌𝐚𝐫𝐭🍽
- Xuất khẩu gạo sang UAE tăng gấp đôi
- Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
- Các quốc gia "siết" thuế với thương mại điện tử
- HSBC: Việt Nam sẽ gia tăng tầm quan trọng trong mắt nhà đầu tư thế giới
- Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 9,5%
- CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông